Xuất khẩu lao động - xu hướng đổi đời mới của người Việt
1. Xuất khẩu lao động là gì?
Thường thì cụm từ “xuất khẩu” được nhắc tới trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, vận chuyển ra phạm vi ngoài lãnh thổ của một quốc gia. Theo đó, xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài theo một hệ thống có quy mô, tổ chức, không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Còn khi được thêm cụm từ “lao động” phía sau, “xuất khẩu lao động” được hiểu là hoạt động trao đổi mua bán sức lao động từ nước này sang nước khác trong một khoảng thời gian nhất định do bên sử dụng lao động nước ngoài đề ra và được sự đồng ý của người lao động. Từ đó hình thành nên quan hệ lao động và quan hệ này chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực hay một trong hai bên vi phạm những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Trong đó:
+ Bên sử dụng lao động nước ngoài là các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhu cầu thuê thêm nhân công nước khác khi lượng lao động trong nước không đáp ứng đủ.
+ Sức lao động ở đây nói đến chính là lực lượng lao động trong nước sẵn sàng tham gia cung ứng lao động làm việc tại nước ngoài.
- Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung:
+ Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Bao gồm cả những người lao động phổ thông có trình độ thấp tham gia đơn hàng làm việc như công nhân sản xuất, chế biến thực phẩm, giúp việc nhà, công nhân trong các nhà máy,.. đến những chuyên gia, tu nghiệp sinh có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
+ Xuất khẩu lao động tại chỗ: Tức là người lao động vẫn sẽ được làm việc trong nước nhưng với các doanh nghiệp nước ngoài và cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
- Xuất khẩu lao động bao gồm các đặc điểm sau:
+ Là hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội cao
+ Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh
+ Không có giới hạn không gian với hoạt động xuất khẩu lao động
+ Thực chất xuất khẩu lao động là việc mua – bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia.
2. Thực trạng xuất khẩu lao động tại Việt Nam
Thời gian gần đây, nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động của dân ta ngày càng đông đảo, trở thành trào lưu của lứa tuổi lao động trẻ Việt Nam. Lượng cung nhiều kéo theo lượng cầu lao động tại các công ty hoạt động môi giới xuất khẩu lao động cũng tăng cao. Hoạt động động xuất khẩu lao động đang ngày càng đa dạng, mở rộng tìm kiếm thị trường nước ngoài cần lao động đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đáp ứng mong muốn làm việc tại nước ngoài của nhiều lao động trong nước.
Theo tình hình thống kê, số lượng lao động xuất khẩu ngày một tăng cao. Phần lớn người lao động Việt Nam sang thị trường kinh tế các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Macau,… một số ít còn lại sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Với hơn 500.000 lao động và chuyên gia đang làm việc ở gần 50 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới ở hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, Việt Nam góp tên mình vào danh sách những quốc gia có tỉ lệ người xuất khẩu cao nhất thế giới.
Hiện đang có hai thị trường lao động thu hút nhiều nhân lực trẻ có trình độ từ cấp 2 trở lên là Nhật Bản và Hàn Quốc. Sở dĩ đây là hai thị trường thu hút nhất cũng bởi văn hóa, cảnh đẹp cùng với mức lương hậu hĩnh nơi đây mà lao động Việt Nam nhận được. Không những thu hút lực lượng lao động trẻ, hai thị trường này còn thực hiện chính sách mở cửa tạo điều kiện học tập cho du học sinh Việt Nam đăng ký tham gia vào các trường cao đẳng, đại học tại đây. Việc tham gia học tập tại nước ngoài giúp cho sinh viên Việt Nam mở rộng tầm hiểu biết, học tập nét đẹp văn hóa, nền văn minh hiện đại,… tương lai trở về cống hiến cho nước nhà.
3. Người lao động Việt Nam được gì khi tham gia xuất khẩu lao động
- Chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao khi xuất khẩu lao động
Thị trường tìm việc tiềm năng nhất trong những năm gần đây chính là thị trường ở khu vực Bắc Á Như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Để đưa nhân công xuất khẩu lao động sang các đất nước này thì bộ lao động Việt Nam cần kiểm tra kiến thức cơ bản của người lao động về ngôn ngữ, văn hóa ứng xử. Chính vì vậy, để đáp ứng điều này, người lao động chỉ cần chuẩn bị các khoản phí học tập và phí làm visa...tại các trung tâm học tiếng và hỗ trợ xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Chi phí ban đầu cho việc hoàn tất mọi khâu từ phí học tập cho tới phí bay của mỗi một học viên sẽ rơi vào khoảng 100 triệu đến 160 triệu VNĐ. Con số đó sẽ trở nên nhỏ bé nếu như bạn nhận được thu nhập việc làm tại đất nước mình đến. Tại 03 thị trường Đông Bắc Á kể trên, mức lương trung bình mà một người lao động bình thường có thể kiếm được là từ 900 cho tới trên 1.800 USD/tháng. Con số này quả thực là điều đáng mơ ước của biết bao người lao động bình dân tại Việt Nam.
Cũng bởi vậy mà nhu cầu lao động nước ngoài với mong muốn đổi đời ngày càng gia tăng. Thậm chí họ còn sẵn sàng vay trước chi phí để được sang nước ngoài làm việc rồi trả nợ vào thời gian sau. Thực tế cho thấy, con đường làm giàu này với lao động Việt Nam là rất nhanh mà nguồn chi phí bỏ ra lại ít, đời sống của nhiều hộ gia đình từ đó cũng khấm khá lên dần.
Ai cũng biết, xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc hay Nhật Bản là niềm đáng mong ước của nhiều người. Nếu đem so sánh với thị trường việc làm thì tại các nước này, tính chất công việc sẽ nặng nhọc hơn, thời gian nghỉ ngơi hay điều hòa cuộc sống ít hơn nhưng đổi lại, đồng lương kiếm được gấp hàng chục lần trong nước.
- Mở mang tầm hiểu biết
Lao động xuất khẩu thường là lao động phổ thông, chưa có trình độ chuyên môn, vì thế tham gia xuất khẩu lao động đem lại không ít lợi ích đối với họ.
Trước tiên người xuất khẩu sẽ được học thêm một ngôn ngữ mới, vừa phục vụ cho công việc tại nước ngoài, vừa nâng cao thêm kiến thức để có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp sau khi kết thúc hợp đồng lao động trở về nước. Đồng thời trong qua trình làm việc tại nước ngoài, họ còn được đào tạo thêm một số kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc mà môi trường làm việc trong nước chưa theo kịp. Tại những nước phát triển này người lao động được học hỏi và làm việc trong môi trường hiện đại, kỹ luật cao.
Hình thành được tác phong làm việc xuất sắc, tăng cơ hội việc làm khi về nước là cơ hội mà khiến nhiều lao động quan tâm hơn cả. Sau thời gian trung bình là 3 năm lao động bên xứ người, họ lo lắng không biết trở về quê hương mình sẽ tiếp tục bươn chải với công việc gì đây? Đây sẽ không còn là nỗi lo khi với môi trường làm việc tại các nước đang phát triển đặc biệt là Nhật Bản bạn sẽ hình thành được tính kỷ luật trong công việc như tuân thủ giờ giấc, nội quy công ty, tinh thần làm việc trách nhiệm cao, có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng,…những yếu tố thành đem lại kinh nghiệm, kiến thức quý giá để làm việc. Khi về nước, bằng vốn kỹ năng đó, thậm chí họ còn được đánh giá ngang bằng thậm chí cao hơn với những lao động có bằng cấp ởViệt Nam nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.
4. Xã hội được gì khi người Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động
Dân số Việt Nam đang có sự gia tăng khá nhanh, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang khiến tỷ lệ thật nghiệp nước nhà gia tăng đáng kể. Trước tình hình này, Bộ Lao động - TBXH phải luôn tìm ra biện pháp để khắc phục vấn nạn, cải thiện đời sống người dân. Nhưng với lực lượng dồi dào, thị trường việc làm trong nước lại không đủ đáp ứng, từ đó đề xuất cho cơ quan thẩm quyền phướng pháp đẩy mạnh thu hút người lao động tham xuất khẩu làm việc tại các quốc gia phát triển có nhu cầu cần lao động trên toàn thế giới.
Được coi là hướng giải quyết hữu hiệu, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm cùng với nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Thông qua xuất khẩu lao động hàng năm nhà nước tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách nhà nước thu hàng tỷ USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động xuất khuẩn lao động, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng lao động, lệ phí cấp hộ chiếu,…
Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động còn góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Việc xuất khẩu lao động khiến quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Đồng thời xuất khẩu lao động còn thay Việt Nam đào tạo được đội ngũ lao động chất lượng cao, có tay nghề, tác phong chuẩn chỉnh khi làm việc. Hiệu quả to lớn mà xuất khẩu lao động không chỉ mang lại cho kinh tế, xã hội đất nước mà còn thay đổi cuộc sống của nhiều hộ gia đình.
Hi vọng với những thông tin trên đây, người lao động sẽ đưa ra lựa chọn thật đúng đắn. Chúc các bạn may mắn và thành công khi tham gia xuất khẩu lao động.
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ TANICO
Địa chỉ: 45A, Nguyễn Tất Thành, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Website: tanico.edu.vn
Fanpage: Xuất khẩu lao động tại Tây Nguyên - Tanico
Điện thoại hỗ trợ: 0965.79.47.47