Chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc có đắt đỏ không?
Khi nhiều người lựa chọn Nhật Bản là điểm dừng chân để học tập và lao động kiếm sống, vì mức thu nhập ở đây khá cao so với các quốc gia khác thì Hàn Quốc lại thu hút người lao động và sinh viên với chi phí sinh hoạt khá rẻ mà chất lượng cuộc sống cũng không thua kém nhiều so với Nhật Bản.
Đối với những người mới sang Hàn Quốc thì nên đổi một ít tiền Việt sang tiền Hàn
Bài viết dưới đây sẽ phân tích về chi phí sinh hoạt tại thành phố Seoul và một vài góc độ so sánh với các thành phố khác để mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Chi phí sinh hoạt hàng ngày tại Hàn Quốc
Theo tổ chức tư vấn Tài chính Mercer, chi phí sinh hoạt tại Seoul Hàn Quốc đứng thứ 22 trong tổng số nhữn thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhật Bản nổi tiếng về giá cả sinh hoạt đứng đầu châu Á và năm trong top đầu của thế giới.
Theo chỉ số so sánh về giá tiêu dùng thì giá sinh hoạt tại thành phố Seoul rẻ hơn ở Tokyo là 58%, rẻ hơn hơn London 44%, rẻ hơn Singapore 44%, với New York là 41%, Hong Kong là 40%, San Francisco là 31%, Toronto là 30%, Thượng Hải là 2%. Mặt khác, giá sinh hoạt ở Seoul đắt hơn 11% so với Bắc Kinh, 137% so với Kuala Lumpur, 22% đối với Bangkok, 28% so với Manila, 83% so với Mumbai và 131% so với Bangalore.
Chính vì vậy nếu so sánh với những thành phố như Tokyo,Hong Kong và Thượng Hải thì giá cả sinh hoạt thì việc xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc cũng khá “ dễ thở” hơn
Bảng thống kê dưới đây về những hạng mục giá cả sinh hoạt tại Hàn Quốc
(Đơn vị: Won)
Chi phí
|
Thấp nhất | Cao nhất |
Thuê nhà |
350.000 | 600.000 |
Điện, nước, gas |
150.000 | 200.000 |
Thực phẩm |
250.000 | 500.000 |
Điện thoại |
25.000 | 80.000 |
Internet |
30.000 | 40.000 |
Chi phí đi lại |
55.000 | 100.000 |
Khám chữa bệnh |
8.000 | 10.000 |
Các chi phí phụ (liên hoan, du lịch) |
80.000 | 400.000 |
Tổng chi phí |
KRW 950.000 | KRW 1.930.000 |
Tổng chi phí (Tính bằng dollars) |
$770 | $1.900 |
2. Giá cả các mặt hàng thực phẩm tại Hàn Quốc có thể bạn chưa biết
Nói chung giá cả ở Quốc đắt hơn ở Việt Nam khoảng 2 – 2,5 lần: Ví dụ bạn mua một hộp cơm hộp ở Việt Nam giá khoảng 30 nghìn >>> Thì ở Hàn Quốc bạn mua một hộp cơm hộp giá khoảng 65 nghìn.
Bạn uống một cốc cafe ở VN mất khoảng 20 nghìn >>> thì ở Hàn mất khoảng 50 nghìn. Và các thứ khác cũng gần tương tự. Chi tiết các bạn xem video dưới đây:
3. Hướng dẫn cách tiết kiệm sinh hoạt phí tại Hàn Quốc
Chia sẻ kinh nghiệm của một bạn từng tham gia XKLĐ Hàn Quốc về cách tiết kiệm sinh hoạt phí tại Hàn Quốc
1. Tiền ăn ($200 ~ $400):
Cái này là vấn đề quan trọng nhất, có thực mới vực được đạo. Cách tiết kiệm nhất đó là đi chợ mua đồ ăn tươi về, cắt nhỏ ra và để tủ lạnh hoặc nấu cả một nồi lớn rồi ăn dần. Vấn đề nhỏ đó là khác với đi siêu thi, để đi chợ mua thực phẩm được thì phải biết tiếng Hàn để hỏi giá và mặc cả hoặc dặn làm thịt theo yêu cầu của mình. Hai chợ lớn mà sinh viên thường đi đó là chợ ở Jegi-Dong (경동시장) và chợ Majang (마장시장), ngoài ra có chợ Norangjin chuyên về hải sản – Quỳnh từng lên bài rồi. Các bạn cũng nên biết là rau và hoa quả đôi khi đắt hơn thịt. Và Quỳnh để mức giá là $200 tối thiểu nhưng cái này rất khó, trừ phi bạn muốn trông như một con cá mắm. Còn nếu đủ dưỡng chất và no thì cũng phải tầm $300 đến $400.
2. Tiền nhà ($250 ~ $400): Nếu bạn đã đọc qua bài 7 loại nhà dành cho sinh viên ở Hàn thì có thể thấy với mức giá $250 chỉ có thể ở được Kosiwon, loại phòng rất nhỏ và không có bếp. Để thuê được một phòng có bếp và nhà vệ sinh riêng thì cũng phải gần $400, một số nơi sẽ yêu cầu đặt cọc.
3. Tiền điện thoại: ($10 ~ $45): Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn đăng ký thuê bao hay trả trước. Nếu trả trước thì một tháng chỉ cần giữ nạp khoảng $10 trong tài khoản là được rồi, còn nếu thuê bao thì thấp nhất là tầm $45 / tháng. Hỗ trợ LTE.
4. Tiền giao thông ($100 ~ $150): Các bạn có thể mua một chiếc thẻ giao thông (교통카드) để tiện cho việc di chuyển chủ yếu bằng tàu điện ngầm và xe bus. Nếu bạn ở ngay gần trường hoặc sở hữu một chiếc xe đạp thì không nói làm gì, còn nếu để đi đi về về từ trường tới nhà hai cuốc, mỗi cuốc $1 và áng chừng đi loanh quanh mua đồ hay đi chơi trong thành phố nữa thì một tháng bạn sẽ mất khoảng tầm $100 hoặc $150 cho phí vận chuyển.
5. Tiền sinh hoạt ($50 ~ $100): Chủ yếu bao gồm điện, nước, net, gas, phí vệ sinh… Cái này khá là tuỳ thuộc vì đôi khi nhà mình thuê cung cấp, hoặc không, nhưng thường là tiền điện và tiền gas bạn phải chịu. Mùa hè thì tiền điện thì cao, nhưng mà đông thì tiền gas lại cao (nếu dùng sưởi). Cách thức tiết kiệm nhất là xài quạt, và mùa đông thì mua một cái chăn điện nhỏ hoặc máy sưởi nhỏ.
Bài viết trên hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất. Dù là du học sinh hay người lao động thì “ tiết kiệm” chính là một phuong pháp tốt nhất để bạn có thể quản lí được tài chính của bản thân, mở ra một tương lai rộng mở cho mình.